Bộ sách Cha Giàu Cha Nghèo (Rich Dad Poor Dad) của ông trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên tạp chí phố Wall, Hoa Kì ngày nay và thời báo New York.
Cuốn sách lấy bối cảnh là hai người cha, một người là cha ruột của Robert Kiyosaki và một người là cha nuôi, cha bạn thân nhất của ông. Hai người cha này đại diện cho 2 tầng lớp trong xã hội với 2 luồng tư tưởng hoàn toàn khác nhau về tiền bạc.
Người cha đẻ của Robert Kiyosaki là người có kiến thức cao, có bằng thạc sỹ và giữ chức vị cao trong ngành giáo dục của Hawaii. Ông đã dành phần lớn thời gian của mình để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cố gằng từng bước leo lên cao trên nấc thang danh vọng.
Tuy nhiên vào những năm cuối sự nghiệp của mình, do chống lại thống đốc bang Hawaii, ông đã bị cho thôi việc và không bao giờ có thể tìm lại công việc với vị trí tương đương. Ông bắt tay vào kinh doanh ( việc mà trước giờ ông chưa bao giờ làm) và gặp thất bại, nợ nần chồng chất và phải chật vật sống những năm cuối đời bằng trợ cấp ít ỏi của chính phủ.
Ngược lại, người cha thứ hai (cha nuôi, là cha bạn thân của Robert Kiyosaki) bỏ học từ năm lớp 8 nhưng sau này lại trở thành triệu phú giàu nhất tiểu bang với khối tài sản lên đến hàng chục triệu đô.
Tiếp xúc với hai người cha từ nhỏ, hơn ai hết Robert Kiyosaki hiểu rõ được sự khác nhau trong tư tưởng về tiền bạc của hai người cha. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến hai số phận hoàn toàn khác nhau, một người phải sống trong nghèo đói, cơ cực còn một người được sống trong sung túc, dư dả.
Robert Kiyosaki đã quyết định đi theo người cha Giàu, học hỏi từ ông, và cuối cùng ông cũng trở thành triệu phú. Những bài học mà Robert Kiyosaki học được từ người cha giàu đều được ông kể lại chi tiết và dễ hiểu trong cuốn sách Cha Giàu Cha Nghèo.
Nếu bạn cần một cuốn sách chỉ cách làm giàu nhanh thì Cha Giàu Cha Nghèo không phải dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học hỏi các kỹ năng quản lý tiền bạc, muốn nâng cao kiến thức tài chính của bản thân, để từ đó dần dần tích lũy tài sản cho mình thì đây là cuốn sách vô cùng hữu ích.
Bộ sách gồm 13 cuốn, nhưng cá nhân mình thấy chỉ cần đọc 3 cuốn đầu tiên là bạn có thể nắm bắt được hầu hết các tư tưởng trong bộ sách này rồi.
Link mua sách tại nhà sách Fahasa trên Tiki:
Dạy Con Làm Giàu (Tập 1) - Để Không Có Tiền Vẫn Tạo Ra Tiền - Cha Giàu Cha Nghèo (Tái Bản)
Dạy Con Làm Giàu (Tập 2) - Sử Dụng Đồng Vốn (Tái Bản 2020)
Dạy Con Làm Giàu - Tập 3: Hướng Dẫn Đầu Tư (Tái Bản 2020)
(Bạn đừng ham rẻ mà mua ở các nhà sách không uy tín khác nhé, vì chất lượng in lởm mà nhiều sách in lậu còn sai chính tả tùm lum nữa, đọc rất khó chịu)
Những bài học mình học được từ cuốn sách Cha Giàu Cha Nghèo
1. Phân biệt giữa tài sản và tiêu sản
Tài sản là những thứ đem tiền về cho bạn, còn tiêu sản là những thứ lấy tiền ra khỏi túi bạn.
Đây là khái niệm cơ bản nhưng vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn, và sự nhầm lẫn này có thể hủy hoại tương lai tài chính của họ.
Người Việt Nam mình luôn có tư tưởng căn nhà mình đang ở là tài sản, nhưng thật sự căn nhà là tài sản hay tiêu sản thì còn tùy vào cách thức sử dụng của nó. Chẳng hạn bạn mua căn nhà 10 tỷ chỉ để ở, khi đó căn nhà là tiêu sản, hàng năm bạn vẫn phải sửa chữa và bảo trì nó, vì nó lấy tiền ra khỏi túi bạn. Tuy nhiên cũng vẫn căn nhà đó nhưng bạn chỉ ở 1 phòng và cho thuê tất cả những phòng còn lại, tiền cho thuê hàng tháng sau khi trả tiền bảo trì còn dư ra một khoản nữa cho bạn bỏ vào túi thì khi đó căn nhà của bạn trở thành tài sản.
Điểm khác biệt giữa người giàu và người nghèo/trung lưu là người giàu tập trung vào việc dùng tiền để mua tài sản, trong khi đó người nghèo/trung lưu lại dùng tiền để mua tiêu sản hoặc mua tiêu sản nhưng cứ nghĩ đó là tài sản.
2. Trả cho mình trước (Pay yourself first)
Trước khi biết đến cuốn sách Cha Giàu Cha Nghèo, mình cũng giống như nhiều bạn trẻ khác, sau khi lĩnh lương sẽ chi tiêu trước rồi còn dư bao nhiêu thì mới tiết kiệm. Nhưng với cách làm như thế này, thường thì số dư còn lại không nhiều, thậm chí có tháng mình còn bị tiêu lẹm và phải lấy tiền tiết kiệm ra dùng.
Tuy nhiên, sau khi đọc cuốn sách Cha Giàu Cha Nghèo, biết đến khái niệm trả cho bản thân trước (Pay yourself first) mình đã thay đổi cách quản lý tiền bạc. Hàng tháng sau khi lĩnh lương xong mình sẽ trích ra một số % nhất định để tiết kiệm trước, rồi sau đó mới dùng số tiền còn lại để chi tiêu. Chỉ bằng thay đổi đơn giản này, số tiền tiết kiệm của mình đã tăng lên một cách nhanh chóng.
3. Đừng tiết kiệm chỉ để tiết kiệm, hãy tiết kiệm để đầu tư
Thường thì sau khi tiết kiệm được một khoản đủ lớn, chúng ta hay đem số tiền đó đi gửi ngân hàng để hàng tháng nhận tiền lãi. Chúng ta nghĩ gửi ngân hàng là hình thức an toàn nhất để bảo về số tiền mình vất vả kiếm được.
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện tại, việc để toàn bộ tiền trong ngân hàng không phải là một lựa chọn tốt, khi mà số lãi bạn nhận được từ ngân hàng không đủ bù trượt giá. Về căn bản, số tiền mà bạn kiếm được nếu để trong ngân hàng sẽ mất dần giá trị theo thời gian, và số tiền của bạn vất vả kiếm được sẽ dần dần bị "con quỷ lạm phát" ăn khống sót một đồng nào. Khi bạn nhận ra thì mọi chuyện đã quá muộn. Hẳn bạn cũng không còn xa lạ gì về những câu chuyện gửi tiết kiệm 30 năm sau rút ra không mua nổi bát phở đúng không?
Cách tốt nhất để bảo vệ tiền đó là hãy dùng tiền đó để mua tài sản. Tài sản ở đây có thể là bất động sản, có thể là cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, hay là bất cứ thứ gì có thể mang tiền về túi của bạn. Nhiều người nghĩ đầu tư là rủi ro, nhưng thật sự đầu tư không hề rủi ro như bạn nghĩ. Đầu tư là cũng là một dạng một kỹ năng, và vì là kỹ năng nên chúng ta hoàn toàn có thể học được. Cũng giống như việc đi xe đạp, nó chỉ "rủi ro" với những người chưa từng đi hay chưa từng học cách đi, còn với những người đã biết lái rồi thì mọi việc dễ như lòng bàn tay vậy.
Điều mình ở bộ sách Cha Giàu Cha Nghèo là các kiến thức tài chính phức tạp, khô khan được Robert Kiyosaki giải thích một cách vô cùng trực quan và dễ hiểu, đến mức một đứa trẻ lên 10 cũng có thể hiểu được. Việc nắm bắt được tư duy đúng cũng như có nền tảng tài chính căn bản là điều hết sức quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân, và bộ sách Cha Giàu Cha Nghèo sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đó.
4. Hãy bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của riêng mình
Điều này không có nghĩa Robert Kiyosaki khuyên bạn lập tức nghỉ việc để ra kinh doanh riêng (một điều vô cùng nguy hiểm đối với những người chưa có kiến thức tài chính vững vàng), mà là hãy bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của riêng mình trong thời gian rảnh.
Việc phụ thuộc hoàn toàn vào một nguồn thu nhập (công việc toàn thời gian của bạn) là một điều vô cùng rủi ro. Không ai có thể nói trước được điều gì, kể cả một công việc hành chính trong nhà nước cũng không còn an toàn nữa khi bạn có thể bị giảm biên chế bất kì lúc nào.
Bố ruột của Robert Kiyosaki là một người cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên việc bị sa thải khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp khiến ông suy sụp. Ông đổ hết tiền vào kinh doanh nhượng quyền, nhưng do không có kiến thức kinh doanh, ông sớm bị thua lỗ và phá sản và phải sống bằng nguồn trợ cấp ít ỏi của chính phủ.
Hãy bảo vệ tương lai của bạn bằng cách gia tăng nguồn thu nhập. Bạn có thể đầu tư, bán hàng online, làm tiếp thị liên kết hoặc bắt đầu gây dựng doanh nghiệp riêng của mình ngay trong hôm nay.
Trên đây là một vài bài học mình rút ra được sau khi đọc bộ sách Cha Giàu Cha Nghèo của Robert Kiyosaki. Theo mình thì đây là một trong những cuốn sách hay nhất về quản lý tài chính cá nhân mà bất kì ai cũng nên đọc qua ít nhất 1 lần. Mình tin cuốn sách này sẽ rất hữu ích đối với bạn. Hãy đọc và cảm nhận nhé.
Link mua sách tại nhà sách Fahasa trên Tiki:
Dạy Con Làm Giàu (Tập 1) - Để Không Có Tiền Vẫn Tạo Ra Tiền - Cha Giàu Cha Nghèo (Tái Bản)
Dạy Con Làm Giàu (Tập 2) - Sử Dụng Đồng Vốn (Tái Bản 2020)
Dạy Con Làm Giàu - Tập 3: Hướng Dẫn Đầu Tư (Tái Bản 2020)
Link mua sách tại nhà sách Fahasa trên Shopee
Sách - Dạy Con Làm Giàu - Tập 1 (Tái Bản 2018)
Sách - Dạy Con Làm Giàu 02 - Sử Dụng Đồng Vốn (Tái Bản 2020)
Sách - Dạy Con Làm Giàu 03 - Hướng Dẫn Đầu Tư (Tái Bản 2020)
Chúc bạn thành công!
From Chip with Love.
Nhận xét
Đăng nhận xét